Tất cả chuyên mục
Chủ Nhật, 12/01/2025 08:05 (GMT +7)
Bạn đã biết dùng tỏi, gừng, nghệ đúng cách để tốt cho sức khoẻ chưa?
Thứ 4, 31/07/2024 | 10:05:09 [GMT +7] A A
Tỏi, gừng, nghệ tươi … trong sự hiểu biết của chúng ta là những vị thuốc tự nhiên giúp tăng đề kháng của cơ thể, có tác dụng chống virus. Điều này có đúng hoàn toàn hay không?
Tỏi, gừng, nghệ chính là kháng sinh tự nhiên
Thực chất tỏi hay gừng, nghệ đều là những kháng sinh thực vật, có tác dụng chống nhiễm khuẩn (chống lại các vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh). Theo lương y Đỗ Tất Lợi, tỏi có vị cay, tính ấm, đi vào hai kinh tì và vị, có tác dụng ngừa bệnh cúm, giải độc, trừ đờm, lợi niệu… Gừng có tác dụng chữa bệnh cảm mạo, phong hàn, ngạt mũi, đau nhức đầu, nôn mửa, kích thích tiêu hóa, đầy bụng, trướng bụng, giải độc. Nghệ cũng có tính kháng viêm mạnh. Tỏi, gừng hay nghệ đều là những thực phẩm vàng để hỗ trợ điều trị cúm, cảm lạnh, giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Nhưng bạn đã sử dụng tỏi, gừng, nghệ đúng cách chưa?
Dù chỉ là các loại gia vị nhưng chúng ta cũng phải sử dụng thông minh thì mới phát huy được lợi ích. Nên lưu ý rằng đây là những gia vị có thể hợp với người này, không hợp với người kia. Không tùy tiện ăn tỏi, gừng, uống bột nghệ thật nhiều mỗi ngày. Bản thân những thực phẩm này là vị thuốc. Đã là thuốc thì không được dùng tùy tiện, mà phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng. Chưa kể dùng quá liều cũng có những tác dụng phụ, có thể để lại hậu quả đáng tiếc. Chả hạn, nếu dùng nhiều nước ép tỏi, gừng tươi có thể ảnh hưởng niêm mạc họng miệng.
Có thể sử dụng tỏi tươi trong nấu ăn hàng ngày, tuy nhiên cần tránh kết hợp tỏi với những thực phẩm như trứng, thịt gà, thịt chó, cá diếc... Hàm lượng tỏi theo khuyến cáo của các chuyên gia là từ 1-3 tép tỏi trong 1 ngày cho mỗi người. Chế biến tỏi nên đập dập hoặc cắt lát tỏi sau đó đợi 10-15 phút rồi hãy chế biến nhằm giữ lại tối đa công dụng của tỏi. Không nên chế biến tỏi ở nhiệt độ quá cao.
Chúng ta có thể tăng cường đề kháng cơ thể bằng việc ăn tỏi hàng ngày theo 2 cách sau. Cho vài tép tỏi đập dập vào hỗn hợp 2 thìa nước cốt chanh và 180 -240 ml nước ấm rồi khuấy đều, uống luôn. Hoặc cho 1-2 thìa canh mật ong vào 180 -240 ml nước ấm, cho vài tép tỏi đập dập và khuấy đều để uống.
Gừng là gia vị quen thuộc đối với mọi người, có tính kháng khuẩn cao. Có thể chế gừng mật ong cho tác dụng kháng khuẩn chống viêm, làm dịu cổ họng. Trước tiên bạn ép gừng lấy nước rồi trộn một thìa cà phê nước gừng với một thìa mật ong, trộn đều hỗn hợp, sau đó ngậm khoảng 3-4 lần trong ngày. Chế biến gừng rất đa dạng, có thể dùng như gia vị trong bữa ăn, hoặc có thể dùng nấu chín, dùng như một thứ gia vị ăn kèm- cùng với hành, ớt tươi, khế chua, dứa, chuối xanh… trong món thịt luộc. Hoặc giã nhỏ gừng pha với nước sôi, mật ong thành một thứ trà gừng vừa thơm ngon vừa có tác dụng làm ấm cơ thể, làm sạch hệ hô hấp và ổn định đường tiêu hóa.
Trong y học, nghệ cũng là vị thuốc, có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch, chống cảm lạnh hiệu quả. Hoạt chất curcumin trong nghệ có tính chống oxy hoá, kháng viêm tốt. Bạn có thể uống một cốc nước ép nghệ ấm hòa loãng, thêm 1 thìa cà phê mật ong cho dễ uống trước khi đi ngủ.
Theo tienphong.vn
Liên kết website
Ý kiến ()