Thổi hồn cho lá bồ đề
Từ những chiếc lá bồ đề mộc mạc, qua bàn tay khối óc của những người thợ ở phòng tranh Bồ đề Tây Phương (TP Ninh Bình) và HTX Sinh Dược (Gia Sinh, Gia Viễn, Ninh Bình) đã trở thành những tác phẩm nghệ thuật mang đậm triết lý của Nhà Phật. Đây cũng là câu chuyện về những người trẻ dám nghĩ dám làm như một tình yêu với đất cố đô.
Từ những chiếc lá bồ đề mộc mạc, qua bàn tay khối óc của những người thợ ở phòng tranh Bồ đề Tây Phương (TP Ninh Bình) và HTX Sinh Dược (Gia Sinh, Gia Viễn, Ninh Bình) đã trở thành những tác phẩm nghệ thuật mang đậm triết lý của Nhà Phật. Đây cũng là câu chuyện về những người trẻ dám nghĩ dám làm như một tình yêu với đất cố đô.
Người nảy ra ý tưởng khai thác lá bồ đề để làm tranh là Hoàng Thanh Phương (sinh năm 1984 – chủ phòng tranh Bồ Đề Tây Phương) khi đi dọc con đường Tràng An có hàng vạn cây bồ đề xanh mướt dẫn vào chùa Bái Đính. Đem ý tưởng đó, Phương thổ lộ với Vũ Trung Đức (sinh năm 1988) - Giám đốc HTX Sinh Dược, người cũng đang chế xuất và kinh doanh các sản phẩm tự nhiên như tinh dầu, xà phòng thảo dược, muối ngâm chân…
Người nảy ra ý tưởng khai thác lá bồ đề để làm tranh là Hoàng Thanh Phương (sinh năm 1984 – chủ phòng tranh Bồ Đề Tây Phương) khi đi dọc con đường Tràng An có hàng vạn cây bồ đề xanh mướt dẫn vào chùa Bái Đính. Đem ý tưởng đó, Phương thổ lộ với Vũ Trung Đức (sinh năm 1988) - Giám đốc HTX Sinh Dược, người cũng đang chế xuất và kinh doanh các sản phẩm tự nhiên như tinh dầu, xà phòng thảo dược, muối ngâm chân…
Sau nhiều lần thử nghiệm, tìm tòi, hai người bạn trẻ đã tìm ra cách sơ chế lá bồ đề và tìm hiểu về những ý nghĩa sâu xa của Nhà Phật giáo dục cho con người hướng tới cuộc sống thiện lành.
Sau nhiều lần thử nghiệm, tìm tòi, hai người bạn trẻ đã tìm ra cách sơ chế lá bồ đề và tìm hiểu về những ý nghĩa sâu xa của Nhà Phật giáo dục cho con người hướng tới cuộc sống thiện lành.
Nguyên liệu làm tranh là lá bồ đề. Lá tươi được ngâm trong nước sạch khoảng 2 tuần thì sẽ rũ hết phần thịt lá. Khi đó, phần xương lá lộ ra với những đường gân rất đẹp. Xương lá bồ đề sau đó được nhuộm màu để chế tác ra các vật phẩm khác nhau.
Nguyên liệu làm tranh là lá bồ đề. Lá tươi được ngâm trong nước sạch khoảng 2 tuần thì sẽ rũ hết phần thịt lá. Khi đó, phần xương lá lộ ra với những đường gân rất đẹp. Xương lá bồ đề sau đó được nhuộm màu để chế tác ra các vật phẩm khác nhau.
Để làm ra một bức tranh lá bồ đề, đó là hành trình khá dài. Từ khâu chọn lá, sơ chế, nhuộm màu… những chiếc lá bồ đề mộc mạc được những người thợ tài hoa thổi hồn vào, đem lại một sức sống lạ thường.
Để làm ra một bức tranh lá bồ đề, đó là hành trình khá dài. Từ khâu chọn lá, sơ chế, nhuộm màu… những chiếc lá bồ đề mộc mạc được những người thợ tài hoa thổi hồn vào, đem lại một sức sống lạ thường.
Thông thường, mỗi bức tranh tuỳ vào kích thước khác nhau sẽ mất từ 20 - 30 ngày để hoàn thành. Đối với những bức tranh pha trộn thêm chất liệu khác như gỗ, đá… thời gian còn lâu hơn, bởi quy trình chế tác rất khắt khe, tỷ mẩn. Thậm chí, còn phụ thuộc vào cảm hứng sáng tạo của những người thợ…
Thông thường, mỗi bức tranh tuỳ vào kích thước khác nhau sẽ mất từ 20 - 30 ngày để hoàn thành. Đối với những bức tranh pha trộn thêm chất liệu khác như gỗ, đá… thời gian còn lâu hơn, bởi quy trình chế tác rất khắt khe, tỷ mẩn. Thậm chí, còn phụ thuộc vào cảm hứng sáng tạo của những người thợ…
Người ta thường nói: “Cứ đi để lối thành đường” và câu nói này đã đúng với Hoàng Thanh Phương và Vũ Trung Đức. Vượt qua những khó khăn ban đầu, năm 2020 phòng tranh Bồ đề Tây Phương ra đời, đồng hành và sản xuất và giới thiệu những tác phẩm tranh nghệ thuật từ lá bồ đề.
Người ta thường nói: “Cứ đi để lối thành đường” và câu nói này đã đúng với Hoàng Thanh Phương và Vũ Trung Đức. Vượt qua những khó khăn ban đầu, năm 2020 phòng tranh Bồ đề Tây Phương ra đời, đồng hành và sản xuất và giới thiệu những tác phẩm tranh nghệ thuật từ lá bồ đề.
Những tác phẩm đó đã bay xa, không chỉ ở trong nước, mà còn theo chân du khách ra nước ngoài. Không những thế, từ thành công của tranh lá bồ đề, hai người trẻ còn đang ấp ủ nhiều dự định như một sự “giác ngộ”.
Những tác phẩm đó đã bay xa, không chỉ ở trong nước, mà còn theo chân du khách ra nước ngoài. Không những thế, từ thành công của tranh lá bồ đề, hai người trẻ còn đang ấp ủ nhiều dự định như một sự “giác ngộ”.
Họ tâm niệm, tranh lá bồ đề là quả ngọt đã hái, giờ là lúc họ toàn tâm toàn ý ươm mầm giác ngộ cho đời sau. Chính vì vậy, ở Hiện HTX Sinh Dược hiện đã ươm trồng được một vài vườn bồ đề để khai thác lá.
Họ tâm niệm, tranh lá bồ đề là quả ngọt đã hái, giờ là lúc họ toàn tâm toàn ý ươm mầm giác ngộ cho đời sau. Chính vì vậy, ở Hiện HTX Sinh Dược hiện đã ươm trồng được một vài vườn bồ đề để khai thác lá.
Hoàng Thanh Phương và Vũ Trung Đức cũng ấp ủ, một ngày nào đó con đường có hàng vạn cây bồ đề dẫn vào Tràng An – Bái Đính sẽ được đặt tên là “Con đường Bồ Đề”, để trong tiềm thức mỗi người, khi đi trên con đường đó sẽ hướng Tâm về đất Phật.
Hoàng Thanh Phương và Vũ Trung Đức cũng ấp ủ, một ngày nào đó con đường có hàng vạn cây bồ đề dẫn vào Tràng An – Bái Đính sẽ được đặt tên là “Con đường Bồ Đề”, để trong tiềm thức mỗi người, khi đi trên con đường đó sẽ hướng Tâm về đất Phật.
Ý kiến ()