Tất cả chuyên mục
Chủ Nhật, 26/01/2025 18:22 (GMT +7)
Bác sĩ khuyến cáo các biến chứng nguy hiểm của bệnh tay chân miệng
Thứ 6, 04/08/2023 | 14:09:01 [GMT +7] A A
Bệnh tay chân miệng là một căn bệnh có khả năng lây nhiễm từ người sang người. Chúng cũng có khả năng phát triển thành dịch chân tay miệng do một loại virus đường ruột gây nên.
Theo BSCKI. Dương Ngọc Vân- Bệnh viện đa khoa Medlatec, nguyên nhân chính gây bệnh tay chân miệng gồm có hai nhóm tác nhân bao gồm Coxsackievirus A16 và loại Enterovirus 71 (EV71).
Biểu hiện chính của căn bệnh được thể hiện thông qua các tổn thương ở ngoài da, phần niêm mạng dưới tổn thương dạng phỏng nước (tập trung chủ yếu ở niêm mạc miệng), lòng bàn tay - bàn chân, mông và gối cũng bị tổn thương.
Bệnh thường lây lan qua đường tiêu hóa thông qua nước bọt, bị phỏng nước và phân của người nhiễm bệnh. Vì vậy, đối với các yếu tố sinh hoạt tập thể thường là những yếu tố có nguy cơ lây truyền bệnh cao, dễ phát triển nhanh thành ổ dịch.
Bệnh tay chân miệng có thể biến chứng nguy hiểm
Dịch bệnh chân tay miệng có thể xuất hiện và bắt gặp quanh năm. Tuy nhiên, vào các thời điểm từ tháng 3 - 5 và từ tháng 9 - 12 hàng năm bệnh lại có xu hướng tăng lên nhanh hơn. Nếu không điều trị chân tay miệng đúng và kịp thời thì bệnh có thể biến chứng nặng do EV71 gây nên. Các biến chứng thường sẽ bao gồm:
Biến chứng não bộ: Bị viêm não, bị viêm thân não, bị viêm não tủy hay bị viêm màng não.
Các biểu hiện giật mình, hay ngủ gà, cơ thể bứt rứt, bước đi loạng choạng, các chi bị run, mắt thì nhìn ngược, nhãn cầu bị rung giật, co giật hay hôn mê,...
Biến chứng về tim mạch và đường hô hấp như: Bị viêm cơ tim, bị phù phổi cấp, huyết áp tăng cao, bị suy tim hay bị trụy mạch đều có thể dẫn đến tình trạng tử vong vô cùng nhanh chóng nếu bệnh nhân không được điều trị một cách kịp thời.
Các nguyên tắc cần tuân thủ khi điều trị bệnh tay chân miệng
Theo BS Vân, để điều trị chân tay miệng đạt hiệu quả, cả bác sĩ lẫn người bệnh cần phải tuân thủ các nguyên tắc:
Hiện nay, y học vẫn chưa có một loại thuốc đặc trị bệnh tay chân miệng, vì vậy quá trình điều trị chủ yếu là giải quyết các triệu chứng đồng thời đảm bảo sức đề kháng tốt hơn cho các bé.
Người nhà cần theo dõi để phát hiện và chữa trị kịp thời, tránh các biến chứng.
Luôn luôn đảm bảo dinh dưỡng được cung cấp đầy đủ, giúp trẻ tăng thể trạng tốt hơn.
Trong quá trình điều trị chân tay miệng, các bậc phụ huynh cần chú ý những vấn đề sau đây:
Đảm bảo bé được vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
Bé cần được nghỉ ngơi điều độ, tránh xa các chất kích thích có hại.
Khi bé có biểu hiện sốt cao từ 38,5 độ C trở lên thì ba mẹ cần cho bé uống thuốc hạ sốt ngay lập tức (có thể là paracetamol hoặc ibuprofen).
Bù nước cho thông qua dung dịch điện giải oresol.
Trong trường hợp bé bị loét miệng họng thì sử dụng dung dịch glycerin borat để lau sạch miệng cho bé trước và sau khi ăn xong. Gel rơ miệng được sử dụng với mục đích sát khuẩn, đồng thời giảm đau để cho bé ăn uống được dễ dàng hơn trong quá trình điều trị chân tay miệng.
Bổ sung thêm vitamin C, kẽm cùng với thuốc tăng cường sức đề kháng để cho bé được phục hồi nhanh hơn.
Cần đưa bé đi tái khám ngay nếu bé sốt cao hơn 39 độ C hoặc sốt cao liên tục không giảm, hoặc sốt có kèm theo co giật, khó thở hoặc thở nhanh hay mệt lả người. Bên cạnh đó, một số triệu chứng khác cũng cần chú ý như bé bị giật mình, thường hay quấy khóc, khó ngủ, tình trạng nôn kéo dài, khi bước đi bị loạng choạng, da bị tái màu, xuất hiện các vân tím, vã mồ hôi,...
Khi trẻ xuất hiện những biểu hiện biến chứng nặng thì cần được điều trị chuyên sâu và vào khoa hồi sức theo chỉ định của bác sĩ. Đồng thời, bé cũng cần được theo dõi các vấn đề về mạch, nhiệt độ, huyết áp hay nhịp thở,... để được đảm bảo an toàn hơn.
Theo laodong.vn
Liên kết website
Ý kiến ()