Tất cả chuyên mục
Thứ Sáu, 01/11/2024 20:40 (GMT +7)
Ấn Độ phóng tàu vũ trụ nghiên cứu Mặt trời
Thứ 7, 02/09/2023 | 18:53:09 [GMT +7] A A
Sau thành công của cuộc đổ bộ lên Mặt trăng, cơ quan vũ trụ Ấn Độ đã phóng sứ mệnh nghiên cứu Mặt trời đầu tiên của nước này ngày 2.9.
Vụ phóng tàu vũ trụ nghiên cứu Mặt trời của Ấn Độ được phát sóng trực tiếp trên trang web của Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (ISRO). Buổi phát sóng thu hút gần 500.000 khán giả theo dõi trực tuyến, theo Reuters.
Tàu vũ trụ nghiên cứu Mặt trời được Ấn Độ phóng đi là Aditya-L1. Tên con tàu trong tiếng Hindi có nghĩa là Mặt trời.
Tàu vũ trụ Aditya-L1 được thiết kế để di chuyển khoảng 1,5 triệu km trong vòng 4 tháng tới đến Điểm Lagrange - nơi các vật thể có xu hướng dừng lại do cân bằng lực hấp dẫn, qua đó giảm mức tiêu thụ nhiên liệu cho tàu vũ trụ.
Mục tiêu của sứ mệnh nghiên cứu Mặt trời đầu tiên của Ấn Độ là nghiên cứu gió mặt trời. Các nhà khoa học cũng hy vọng có thể tìm hiểu thêm về tác động của bức xạ mặt trời lên hàng nghìn vệ tinh hoạt động trên quỹ đạo Trái đất.
Các nhà khoa học ISRO cho biết, về lâu dài, dữ liệu từ sứ mệnh Aditya-L1 có thể giúp hiểu rõ hơn về tác động của Mặt trời với các kiểu khí hậu Trái đất, nguồn gốc của gió mặt trời, dòng các hạt di chuyển từ Mặt trời qua Hệ Mặt trời.
Sứ mệnh Aditya-L1được Ấn Độ phóng đi chỉ thời gian ngắn sau khi nước này hạ cánh thành công tàu vũ trụ Chandrayaan-3 lên cực nam của Mặt trăng.
Theo Lao động
Liên kết website
Ý kiến ()