Tất cả chuyên mục
Chủ Nhật, 12/01/2025 17:43 (GMT +7)
9 giải pháp giảm ngứa do mề đay lúc chuyển mùa
Thứ 4, 14/09/2022 | 14:47:32 [GMT +7] A A
Khí hậu giao mùa hiện nay khiến nhiều dị nguyên như phấn hoa (hoa sữa, hoa lau, bụi bông...) phát triển, dễ gây dị ứng, nổi mề đay. Để giảm ngứa, giảm khó chịu và mề đay nhanh bay, bạn có thể áp dụng những biện pháp đơn giản tại nhà.
1. Mề đay thường xuất hiện ở vị trí nào
Nổi mề đay có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, chẳng hạn như chân, cánh tay, thân người, mặt...
Trong y học cổ truyền, bệnh mề đay còn gọi là chứng phong chẩn khối do phong hàn xâm nhập cơ thể trong thời gian dài gây ra.
Theo y học hiện đại, hiện tượng nổi mề đay là phản ứng của các mao mạch ở da với các yếu tố gây phù cấp hoặc mạn tính. Do nhiều nguyên nhân gây nên như dị ứng thời tiết, thuốc, thực phẩm, lông vật nuôi...
Khi bị mề đay, đặc trưng là trên da người bệnh sẽ nổi các nốt ban đỏ hoặc hồng, cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, nhất là vào ban đêm. Bệnh không lây nhiễm từ người này sang người khác nhưng có biểu hiện lan rộng trên cơ thể.
Với các trường hợp bị dị ứng, cần cảnh giác với biểu hiện khó thở do đây có thể là triệu chứng sốc phản vệ, nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời sẽ đe dọa tính mạng người bệnh.
2. Các biện pháp giảm ngứa khi nổi mề đay
2.1 Massage bằng dầu dừa
Dầu dừa có chứa nhiều đặc tính chống viêm và chống oxy hóa giúp làm dịu da và giảm phát ban. Dầu dừa cũng có tác dụng dưỡng ẩm cho da và giúp thoát khỏi tình trạng kích ứng da.
Cách sử dụng
Lấy ½ thìa dầu dừa hoặc trộn ½ thìa dầu ô liu và ½ thìa dầu dừa để tăng khả năng dưỡng ẩm. Nhẹ nhàng xoa bóp lên khu vực bị ảnh hưởng để giảm đau tức thì.
2.2 Bôi mật ong
Mật ong đã được sử dụng rộng rãi để điều trị dị ứng bao gồm phát ban và viêm mũi dị ứng do đặc tính chống viêm mạnh. Nó có thể giúp làm dịu da và giảm sưng tấy.
Cách sử dụng
Trộn 1 thìa cà phê mật ong và một chút bột quế để tạo thành hỗn hợp sền sệt. Bôi hỗn hợp trực tiếp lên nốt mề đay. Để khô, sau đó rửa sạch.
2.3 Trà và nước lá cây tầm ma
Trà lá tầm ma
Cây tầm ma hoặc lá tầm ma, có thể được sử dụng để chữa phát ban và các bệnh dị ứng khác do đặc tính kháng histamine tự nhiên. Lá tầm ma giúp giảm sưng tấy và kích ứng da.
Cách sử dụng
Đun sôi nước rồi cho lá tầm ma vào hãm. Lọc lấy nước và thêm một thìa cà phê mật ong cho dễ uống. Uống một lần một ngày.
Nước cây tầm ma
Xay lá cây tầm ma và chắt lấy nước cốt. Bôi nước này vào nốt mề đay mỗi ngày một lần.
2.4 Sử dụng cam thảo tại chỗ
Cây cam thảo chứa đầy một hợp chất chống oxy hóa, chống viêm và chống dị ứng mạnh được gọi là axit glycyrrhizic. Nó có thể được sử dụng để điều trị phát ban và giảm viêm.
Cách sử dụng
Trộn 1 thìa bột cam thảo với một ít nước và ½ thìa mật ong. Bôi hỗn hợp này lên vùng da nổi mẩn đỏ và để trong nửa giờ. Rửa sạch sau khi lau khô.
2.5 Bôi gel lô hội
Gel lô hội được biết đến với công dụng giải quyết nhiều vấn đề về da. Nó có đặc tính dưỡng ẩm và làm mát có thể giúp giảm phát ban và kích ứng da. Nó cũng rất giàu axit hyaluronic, có thể giúp làm dịu da và thúc đẩy quá trình chữa lành.
Cách sử dụng
Bôi trực tiếp gel lô hội lên vùng phát ban. Hãy để nó được hấp thụ trong một vài giờ. Rửa sạch bằng nước để loại bỏ chất dính. Lặp lại mỗi ngày một lần.
2.6 Dùng lá húng quế
Húng quế là một loại dược thảo hoạt động như một chất ngăn chặn histamine tự nhiên và làm giảm phát ban, kích ứng da. Nó chứa các hợp chất chống oxy hóa và chống viêm giúp thúc đẩy quá trình chữa lành da và làm dịu phát ban, chẳng hạn như eugenol, linalool và axit rosmarinic.
Cách sử dụng
Giã nát một vài lá húng quế. Thêm một chút nước và trộn đều để tạo thành hỗn hợp mỏng. Bôi hỗn hợp này vào khu vực bị nổi mề đay hai lần một ngày.
2.7 Dùng bột nghệ
Thành phần hoạt chất trong nghệ là curcumin, có chứa các hợp chất chống viêm và chống oxy hóa có thể giúp loại bỏ phát ban.
Cách sử dụng
Trộn 1 thìa cà phê nghệ trong 1 cốc nước và uống dung dịch này mỗi ngày một lần.
Trộn 1 thìa cà phê bột nghệ và 1 thìa cà phê dầu dừa để tạo thành hỗn hợp sền sệt. Bôi hỗn hợp này vào khu vực bị mề đay mỗi ngày một lần.
2.8 Xịt trà thảo mộc
Rau mùi tây, bạc hà và lá trà xanh có thể làm giảm đáng kể tình trạng viêm và kích ứng da do đặc tính chống viêm mạnh.
Cách sử dụng
Đun sôi một vài lá bạc hà, mùi tây hoặc lá trà xanh trong nước. Sau khi nguội, lọc dung dịch và đựng trong bình xịt. Xịt phần nước đã lọc lên khu vực bị ảnh hưởng một hoặc hai lần một ngày.
2.9 Đắp bột gừng
Gừng có chứa một hợp chất hoạt tính gọi là 6- gingerol, có đặc tính chống oxy hóa, chống viêm và kháng khuẩn mạnh có thể giúp loại bỏ phát ban.
Cách sử dụng
Trộn 1 thìa bột gừng và 1 thìa mật ong. Bôi hỗn hợp này lên nốt mề đay và giữ nguyên trong nửa giờ. Rửa sạch bằng nước.
Theo suckhoedoisong.vn
Liên kết website
Ý kiến ()