Tất cả chuyên mục
Chủ Nhật, 26/01/2025 17:13 (GMT +7)
8 lầm tưởng về phần mềm độc hại mà bạn nên xóa khỏi đầu
Thứ 6, 18/02/2022 | 11:29:19 [GMT +7] A A
Cho dù tầm hiểu biết về công nghệ của bạn cao đến đâu vẫn có thể dễ dàng lầm tưởng về phần mềm độc hại (thường gọi chung là Malware), những hiểu lầm này đều có thể phải trả giá bằng việc đánh đổi những thông tin cá nhân hoặc rủi ro về tài chính. Để giữ an toàn cho mình và cho cả người thân trong thời đại kỹ thuật số, nơi mà những mối đe dọa trực tuyến đáng không ngừng tăng lên, bạn cần biết điều gì là đúng về phần mềm độc hại và những gì điều không nên tin. Vậy những quan niệm sai lầm phổ biến nào đã từng, và thậm chí nhiều người vẫn đang tin?
1. Virus không phải là phần mềm độc hại
Thực chất, virus là một trong những mã độc hại được thiết kế với khả năng lây lan từ hệ thống này sang hệ thống khác nhờ cơ chế tự sao chép. Thông thường, virus có thể khiến cho hệ thống của bạn bị tê liệt hoặc chậm lại, tồi tệ hơn là toàn bộ dữ liệu của bạn đều bị phá hủy. Bởi vì virus ám ảnh trong tâm trí mỗi người rằng nếu chẳng may gặp phải nó, số phận của một hệ thống sẽ trở nên rất bi thảm, cho nên nhiều người vẫn nghĩ rằng phần mềm độc hại là một thứ gì đó ít nghiêm trọng hơn virus.
Phần mềm độc hại được bao hàm cả bất kỳ một mã độc hay phần mềm nào gây hại cho máy tính, cho nên virus cũng là một trong số đó. Ý nghĩ rằng có những phần mềm độc hại tồi tệ hơn những phần mềm khác và khả năng gây hại cũng sẽ khác nhau là rất sai lầm, thực chất, mỗi loại phần mềm đều có thể tạo ra những hậu quả theo những cách riêng và chúng đều tồi tệ như nhau cả.
Chẳng hạn một loại Trojan có thể gây thiệt hại tương đương với virus hoặc hơn thế nữa. Tuy nhiên, thay vì khả năng lây lan thông qua quá trình tự sao chép nên nó có thể ngụy trang thành một chương trình hợp pháp để người dùng bị lừa và cài đặt nó vào hệ thống. Trong một số trường hợp, một Trojan có thể tạo ra một cửa hậu đi vào hệ thống và cho phép tin tắc thu thập dữ liệu từ bạn.
2. Chỉ các trang web không đáng tin cậy mới có phần mềm độc hại
Có vẻ như nhiều người vẫn tin rằng việc chỉ gắn bó với những trang web quen thuộc mà mình tin tưởng là một trong những chiến lược tốt nhất để giữ cho mình an toàn trên Internet. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là những trang web này không bị tấn công và có sự lây lan của phần mềm độc hại. Chẳng hạn như bạn đang truy cập vào một trang web được cho là đáng tin cậy, sau đó nhìn thấy một quảng cáo và nghĩ rằng không có gì nguy hiêm khi nhấp vào xem nó, tuy nhiên, lớp vỏ ngụy trang đó có thể ẩn đằng sau là một cái bẫy, một dạng kỹ thuật tấn công mạng khi bọn tin tặc đặt mã độc hại sau quảng cáo trông có vẻ hợp pháp.
Thậm chí trong một số trường hợp, mã độc có thể lây nhiễm vào thiết bị của bạn ngay khi quảng cáo tải xong và bạn không cần phải nhấp vào mới bị nhiễm. Thường thì những quảng cáo độc hại cũng khó phát hiện, có thể bị quản trị viên bỏ qua, để tránh bị tổn thương, bạn có thể sử dụng tùy chọn "Click-to-play" trên trình duyệt của mình, điều này sẽ ngăn quảng cáo tự động tải và phát.
3. Máy Mac không thể bị nhiễm phần mềm độc hại
Mặc dù không thể phủ nhận các hệ thống Windows là mục tiêu chính của các phần mềm độc hại bởi vì lượng người dùng Windows là vô cùng lớn, những máy Mac cũng không phải là thuộc vùng an toàn, Mac vẫn có một thị trường đủ lớn để tin tặc có thể chú ý đến. Rất may là máy Mac cũng đã được tích hợp những tính năng ngăn chặn phần mềm độc hại hoạt động hiệu quả như Gatekeeper, XProtect và Công cụ loại bỏ phần mềm độc hại (MRT), tuy nhiên không ai đảm bảo được rằng máy Mac luôn an toàn 100%, người dùng vẫn phải cảnh giác.
4. Sử dụng Smartphone không thể bị phần mềm độc hại tấn công
Phần mềm độc hại vốn không phổ biến trên các Smartphone vì thường thì các ứng dụng điện thoại được tải tử các cửa hàng ứng dụng chính thức, chẳng hạn như Google Play hoặc App Store. Những địa chỉ tin cậy này cũng đã thực hiện những sàng lọc về ứng dụng để tìm mã độc và đảm bảo tất cả các ứng dụng đều an toàn. Cũng bởi lý do này mà nhiều người nghĩ rằng các app trên Smartphone không chứa bất kỳ phần mềm độc hại nào.
Tuy nhiên, tin tắc vẫn phát triển những ứng dụng độc hại và xuất bản chúng trên các trang web không được sàng lọc và nhiều người đã bất cẩn tải chúng xuống các ứng dụng từ những trang web này (vì một số trường hợp bạn gặp rắc rối vì không thể tải về từ nguồn chính thức), chính hành động này là cơ hội để mã độc xâm nhập vào điện thoại của bạn. Bên cạnh đó, bạn vẫn nên cài đặt các phần mềm chặn virus trên Android hoặc iOS để giữ cho thiết bị an toàn.
5. Phần mềm độc hại vô hại nếu bạn không có gì quan trọng trên thiết bị của mình
Có thể bạn nghĩ rằng nếu không có gì quan trọng được lưu trữ trên thiết bị của mình thì bạn không cần lo lắng cho sự an toàn của mình. Nhưng ý nghĩ này là sai lầm, vì thực tế là thiết bị của bạn vẫn có thể được dùng làm công cụ trung gian để lây nhiễm cho những nền tảng quan trọng khác. Phần mềm độc hại hoàn toàn có thể xâm nhập vào hệ thống của bạn và theo dõi các hoạt động cá nhân, chẳng hạn như nếu bạn ghi nhớ được các thông tin ngân hàng thì phần mềm gián điệp cũng có thể "học" nó khi bạn nhập các thông tin trực tuyến, sau đó gửi nó cho các bên thứ ba là những kẻ lợi dụng nó để ăn cắp tiền của bạn.
6. Bạn sẽ biết được lúc nào máy tính của bạn có phần mềm độc hại
Bạn có thể ngạc nhiên khi biết rằng không phải virus lúc nào cũng được phát hiện nếu chẳng may hệ thống bị nhiễm. Có một số cách mà các phần mềm độc hại có thể ẩn mình trước các phần mềm chống virus, đặc biệt là với những công cụ diệt virus lỗi thời sẽ không có khả năng nhận dạng các virus mới và mặc nhiên nó sẽ để các mỗi đe dọa này xâm nhập vào hệ thống của bạn.
7. Tường lửa cũng có khả năng bảo vệ tốt như phần mềm chống virus
Tường lửa sẽ bảo vệ cho máy tính hoặc mạng của được an toàn, tránh được các mối đe dọa từ bên ngoài, có nghĩa là nó chỉ có thể ngăn chặn được các phần mềm độc hại xâm nhập vào đó. Tuy nhiên, các phần mềm diệt virus thì khác, nó không chỉ chặn được phần mềm độc hại mà còn loại bỏ bất kỳ phần mềm nào quản lý để vượt qua tường lửa của bạn. Điều này cho thấy bạn cần cả tường lửa và phần mềm chặn virus để tối đa hóa khả năng bảo vệ máy tính của mình.
8. Phần mềm diệt virus là tất cả những gì bạn cần
Không có phần mềm chặn virus nào có thể bảo vệ bạn hoàn toàn khỏi tất cả các phần mềm độc hại, tuy nhiên đó cũng không phải là lý do để bạn nên cài đặt nhiều loại phần mềm chống virus đồng thời trên máy tính. Vì phần mềm chặn virus thường sử dụng nhiều tài nguyên CPU để hoạt động, nên nó dễ dàng làm chậm hệ thống của bạn đáng kể.
Đừng chỉ phụ thuộc hoàn toàn vào các phần mềm diệt virus này, hãy thực hiện các biện pháp phòng ngừa khác bao gồm:
- Luôn cập nhật phần mềm diệt virus để nhận diện các loại virus mới.
- Không nhấp vào các liên kết và email mà bạn đang nghi ngờ về tính an toàn.
- Kiểm soát quyền truy cập vào thiết bị.
- Cập nhật liên tục các phần mềm, đặc biệt là phần mềm bảo mật của bạn.
- Hạn chế tối đa việc truy cập Wi-Fi công cộng.
- Thực hiện quét toàn bộ hệ thống ít nhất một lần một tuần.
- Không cắm ổ đĩa flash hoặc ổ đĩa ngoài không xác định vào máy tính của bạn
Vẫn còn rất nhiều huyền thoại xung quanh những phần mềm độc hại, tuy nhiên, những lầm tưởng trên đây là phổ biến và đáng tiếc vẫn còn khá nhiều người vẫn tin và rất dễ bị lây nhiễm phần mềm độc hại vào hệ thống của mình. Kiến thức về bảo mật và những trò gian lận trực tuyến luôn cần được trau dồi và học hỏi, để bạn tự bảo vệ chính mình.
Theo Vnreview
Liên kết website
Ý kiến ()