Tất cả chuyên mục
Thứ Hai, 13/01/2025 09:53 (GMT +7)
7 nỗi ám ảnh kỳ lạ của con người: sợ hoa, sợ lỗ,... cho đến cả sợ yêu
Thứ 2, 02/08/2021 | 09:58:23 [GMT +7] A A
Hội chứng sợ hãi là những phiên bản nghiêm trọng hơn của nỗi sợ hãi, gây ra ám ảnh dai dẳng hơn nhiều và dẫn đến lo lắng tột độ. Một số hội chứng khá phổ biến như Arachnophobia (sợ nhện), Trypanophobia (sợ tiêm) và Claustrophobia (sợ ở trong không gian nhỏ hoặc kín)…. Nhưng cũng có không ít những ám ảnh vô lý và kỳ quái khác mà nhiều người khó tin là có tồn tại.
Dưới đây là 7 hội chứng sợ hãi kỳ lạ nhất tồn tại ở con người:
1. Chứng sợ yêu - Philophobia
Nhân loại thường coi khả năng yêu thương là món quà lớn nhất của tạo hóa. Thật không may, trên thế giới lại tồn tại một chứng bệnh mang tên Philophobia. Những người mắc chứng bệnh này thường sợ yêu hoặc hình thành mối quan hệ thân thiết.
Bạn có tưởng tượng được sẽ khó khăn như thế nào khi sống cùng chứng sợ yêu không?
2. Chứng sợ hoa - Anthophobia
Bạn không nhầm đâu, rất nhiều người trên thế giới có cảm giác sợ hãi đối với hoa! Mặc dù những người mắc chứng này có thể hiểu rằng hoa không thực sự đe dọa về mặt thể chất, nhưng việc nhìn thấy hoặc thậm chí nghĩ đến hoa vẫn khiến họ lo lắng tột độ. Chỉ nhìn thấy hoa thôi cũng đủ khiến họ trở nên bất thường rồi.
3. Chứng sợ dài dòng- Hippopotomonstrosesquipedaliophobia
Những người mắc chứng ám ảnh này có thể sẽ không thể đọc tên tình trạng của mình mà không bị run. Giống như hầu hết các chứng sợ hãi khác, chứng sợ dài dòng không phải là bẩm sinh mà được kích hoạt bởi một số trải nghiệm trong cuộc đời. Thuật ngữ hippopotomonstrosesquipedaliophobia có thể được chia thành nhiều phần khác nhau để hiểu ý nghĩa.
Phần đầu tiên: "hippopoto" xuất phát từ "Hippopotamus", nghĩa là loài hà mã - một loài động vật có thân dài theo chiều ngang. "Monstr" có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, có nghĩa là một thứ gì đó quái dị và đáng sợ. "Sesquippedalio" cũng có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, nghĩa là "lôi thôi, dài dòng". Cuối cùng, "phobia" có nguồn gốc từ "phobos", có nghĩa là "nỗi sợ hãi".
4. Chứng sợ gương - Spectrophobia
Những người mắc chứng Spectrophobia rất sợ gương vỡ, họ luôn cho rằng sẽ có ai đó nhảy ngay ra khỏi gương để dọa họ hoặc cảm thấy rằng những chiếc gương có thể hút họ vào một thế giới siêu nhiên nào đó. Thông thường, chứng sợ gương là do các sự kiện gây chấn thương tâm lý, chẳng hạn như xem một bộ phim kinh dị hoặc do mê tín dị đoan liên quan đến gương và ma quỷ.
5. Chứng sợ trẻ em - Pedophobia
Người mắc chứng bệnh này sẽ cảm thấy lo lắng khi nhìn thấy, hoặc thậm chí chỉ nghĩ đến trẻ sơ sinh hoặc trẻ em. Hội chứng này được gây ra bởi một loạt các tác nhân tâm lý và xã hội học. Một số học giả đã thử xem xét vấn đề kỳ lạ này, nhưng vẫn chưa thể xác định nguyên nhân cụ thể hoặc cách điều trị triệt để. Tất nhiên, giải pháp tình thế là không có con, hoặc ít nhất là tránh xa trẻ em bất cứ khi nào có thể.
6. Chứng sợ bị đụng chạm - Haphephobia
Đây là một trong số ít những nỗi ám ảnh có thể xuất phát từ bẩm sinh. Tuy nhiên, cũng có nhiều người hình thành nỗi sợ hãi này theo thời gian, thường là do những trải nghiệm tồi tệ, đặc biệt là nỗi sợ hãi bị tấn công tình dục. Một người mắc chứng Haphephobia thường không gặp khó khăn gì trong việc kết bạn hoặc phát triển các mối quan hệ xã hội, nhưng những tiếp xúc cơ thể thẩm chí là nhỏ nhất sẽ khiến họ vô cùng khó chịu.
7. Chứng sợ lỗ - Trypophobia
Bạn đã bao giờ cảm thấy rùng mình khi nhìn thấy một tổ ong hay những giọt nước đọng trên một chai bia ướp lạnh? Nếu câu trả lời là "có" thì có lẽ bạn đã hiểu cảm giác của những người mắc chứng sợ lỗ - trypophobia. Chứng sợ lỗ có thể gây ra lo lắng, bất an. Trong những trường hợp nghiêm trọng nhất, nó thậm chí còn gây ngứa và nôn mửa.
Những nỗi sợ hãi kể trên nghe có vẻ vô lý, nhưng đó lại là thực tế mà nhiều người phải đối mặt hàng ngày. So với người bình thường, cuộc sống của những người mắc phải những tình trạng trên càng gặp nhiều khó khăn hơn. Vì vậy, nếu bạn bắt gặp ai đó có một trong những nỗi ám ảnh này, hãynhớ tiếp cận họvới sự bao dung và thấu hiểu.
Theo Vnreview
Liên kết website
Ý kiến ()