Tất cả chuyên mục
Chủ Nhật, 12/01/2025 17:57 (GMT +7)
6 sai lầm có thể gây nguy hiểm khi chăm sóc trẻ ốm
Thứ 4, 08/06/2022 | 08:43:30 [GMT +7] A A
Nhiều phương pháp chữa bệnh được truyền miệng trong dân gian có hiệu quả rất tốt nếu thực hiện đúng và kịp thời. Tuy nhiên, có những phương pháp sai lầm, các mẹ tuyệt đối không áp dụng cho trẻ để tránh nguy hại đến sức khoẻ.
Sai lầm thứ nhất: Trùm kín, vắt chanh vào miệng khi trẻ bị sốt co giật
Khi bé bị sốt, nên cho bé nằm nơi thoáng cởi bỏ quần áo, lau mát, dùng thuốc hạ sốt như đặt thuốc hạ sốt vùng hậu môn.
Bé bị sốt phát ban hoặc sởi lại trùm kín, kiêng ăn, kiêng gió, kiêng nước sẽ càng làm bé suy dinh dưỡng thêm, sốt tăng thêm, ngứa ngáy khó ngủ càng lâu hết bệnh.
Nên ăn nhiều bữa, lau khắp mình nếu bé khó chịu (tham khảo pha 1 gói thuốc muối dạ dày nabifa với 50ml nước rồi lau, rất rẻ mà hiệu quả với rôm, phát ban), nên tắm bé bình thường hàng ngày bằng sữa tắm trẻ em...
Sai lầm thứ 2: Bé bị bỏng bôi lung tung: kem đánh răng, mật ong...
NÊN rửa vết bỏng nhiều lần, nhiều phút dưới vòi nước sạch, nước lạnh chút cũng được, nên bôi Silvirin (kháng sinh ngừa nhiễm trùng thêm), cho con đi khám ngay nếu diện tích bỏng lớn.
Sai lầm thứ 3: Bé uống nhầm chất lạ, móc họng cho nôn ói
Cách làm này sẽ gây trầy xước miệng mà không lấy được chất uống nhầm ra, nôn ói ra sặc vào phổi còn nguy hiểm hơn.
NÊN tìm hiểu chất uống nhầm là gì, lượng bao nhiêu, gọi ngay cho bác sĩ để được hướng dẫn hoặc đưa con đi khám ngay.
Sai lầm thứ 4: Bé bị đuối nước lại bế xốc ngược chạy lòng vòng làm mất thời gian vàng cấp cứu bé.
NÊN hà hơi thổi ngạt, ép tim, cấp cứu ngưng tim ngưng thở.
Sai lầm thứ 5: Bé bị quai bị, nhọt lại đi đắp lá, dán "cao" lên vùng sưng
Việc làm này khiến nhiễm trùng nặng thêm, rồi dễ nhiễm trùng máu. NÊN hạn chế chạy nhảy, giữ vệ sinh cơ thể và thực hiện đúng hướng dẫn của bác sĩ.
Sai lầm thứ 6: Bé bị thủy đậu cho uống nước gốc rạ, tắm nước gốc rạ, trùm kín
Làm như trên sẽ khiến nhiễm trùng, ngộ độc nặng thêm. Bị thủy đậu sẽ không để lại sẹo nếu không để bị nhiễm trùng các mụn nước.
Mẹ không nên kiêng ăn, kiêng gió, không kiêng tắm, nên cắt móng tay, món gì ăn làm trẻ ngứa thêm thì tránh. Uống thuốc kháng virus càng sớm càng tốt: acyclovir, bôi mỡ acyclovir.
Điều quan trọng cha mẹ cần lưu ý khi trẻ bị ốm nhất là khi trẻ có dấu hiệu như sốt cao, khó hạ sốt, đau bụng là nên đưa trẻ đi khám sớm để được bác sĩ thăm khám và điều trị. Tuyệt đối không nghe những hướng dẫn của người không có chuyên môn vì có thể làm ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của trẻ.
Xử trí đúng khi trẻ sốt
Cho con uống thuốc hạ sốt khi trên 38°C, Paracetamol với liều từ 10 – 15mg/kg/lần, ví dụ con 10kg, cho con uống 100mg- 150mg/ lần sốt; Mỗi lần cách 4 – 6h nếu con tái sốt lại. Nếu trẻ đã uống paracetamol mà không hạ sốt thì nên đưa con đi khám bác sĩ sớm.
- Bố mẹ để con nằm phòng thoáng, tránh gió lùa, hạn chế số lượng người xung quanh
- Nới bớt quần áo cho con
- Chườm ấm tại các vị trí: trán, sau gáy, cổ, nách, bẹn, lòng bàn tay, bàn chân. Có thể đặt khăn trên trán, không dán miếng dán hạ sốt. Không chườm lạnh vì chườm lạnh sẽ làm các mạch máu co lại, lỗ chân lông cũng co lại làm cho nhiệt không thoát ra ngoài được và con sẽ càng sốt cao hơn.
- Đo lại thân nhiệt của con sau mỗi 15 – 30 phút chườm. Dừng chườm cho con khi nhiệt độ < 37,5°C
- Lau khô người và mặc lại quần áo cho con.
Theo suckhoedoisong.vn
Liên kết website
Ý kiến ()