Tất cả chuyên mục
Thứ Hai, 27/01/2025 14:18 (GMT +7)
6 hành vi khi ăn lẩu ‘tàng hình’ nguy cơ gây họa cho cơ thể: Bệnh từ miệng vào
Thứ 4, 03/11/2021 | 16:49:29 [GMT +7] A A
Bạn có thể sẽ ưu tiên chọn món lẩu cay nóng thơm lừng khi tụ tập bạn bè, nhưng đừng quên tránh xa những thói quen tàn phá cơ thể sau đây.
Thời tiết đang dần chuyển lạnh và món ăn được mọi người yêu thích nhất khi tụ tập bạn bè chính là lẩu.
Hầu như mọi người đều thích ăn lẩu bởi sự hấp dẫn khó cưỡng của hương vị, sự đa dạng trong việc chọn lựa thực phẩm và phong cách ăn uống “túm năm tụm ba” rất vui vẻ trong mỗi lần gặp gỡ.
Đó cũng là lý do chính khiến món lẩu càng được ưa chuộng hơn trong thiên đường ẩm thực mùa đông.
Đặc biệt hơn, nước lẩu có thể đáp ứng được khẩu vị khác nhau của mọi người, đồng thời có thể làm hài lòng vị giác của thực khách nên đây lại càng là món ăn được ăn thường xuyên hơn.
Tuy nhiên, ăn lẩu không đúng cách có thể khiến cơ thể gặp nhiều rủi ro không đáng có, đặc biệt là béo phì, huyết áp cao, gút, tiểu đường và các bệnh phiền phức về đường tiêu hóa. Các bác sĩ dinh dưỡng trên kênh Family Doctor khuyên bạn cần hết sức lưu ý.
Thói quen ăn lẩu gây hại rất lớn
1. Ăn quá nhiều thịt
Làm sao có thể thiếu món thịt khi ăn lẩu như thịt bò, thịt cừu, thịt gà, thịt ếch… nhưng ăn quá nhiều thịt sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày và gây khó tiêu, lại còn chứa quá nhiều axit béo no gây hại cho sức khỏe mạch máu.
Khi bạn vui vẻ và ăn quá nhiều thịt, rủi ro cho toàn bộ cơ thể là vô cùng lớn, có thể gây ra thừa cân, béo phì, gút, mỡ máu…
2. Ăn quá cay
Nhiều món lẩu có đặc điểm là cay và nhiều gia vị cay nóng phổ biến. Đây là cách chế biến thực sự có thể mang lại cảm giác thích thú tột độ cho vị giác, chiều lòng được rất nhiều người. Nhưng nó sẽ gây hại không nhỏ cho đường ruột và dạ dày vốn dĩ nhạy cảm và mỏng manh.
Một số trường hợp sau khi ăn lẩu đã bị vị cay của món ăn gây sung huyết và phù nề niêm mạc đường tiêu hóa, thậm chí gây viêm dạ dày, đường ruột, dẫn đến tiêu chảy, tác động lên sự an toàn của dạ dày.
3. Ăn quá nóng
Khi ăn lẩu, bạn có thể giữ được hương vị món ăn một cách tối đa, nhưng ăn trực tiếp thức ăn vừa gắp ra từ nồi nước lẩu sôi bùng bốc khói nghi ngút có thể làm bỏng niêm mạc hệ tiêu hóa từ cổ họng, thực quản và dạ dày và đây là lý do làm tăng nguy cơ ung thư thực quản theo thời gian.
4. Uống đồ lạnh khi ăn lẩu
Đây là một cách ăn uống phổ biến, khi bạn ăn lẩu, bạn thường gọi những món đồ uống lạnh để trên bàn, vừa ăn, vừa uống.
Đồ uống có đá lại là thứ được lựa chọn nhiều nhất khi ăn lẩu, nhưng kiểu ăn vừa nóng vừa lạnh sẽ gây hại cho dạ dày theo cách không thể hồi phục được.
Các bác sĩ giải thích rằng, vì khi ăn lẩu với nhiệt độ nóng cao, có thể làm giãn nở các mạch máu trong dạ dày và tăng tốc độ nhu động ruột. Uống ngay đồ uống có đá vào thời điểm này sẽ khiến mạch máu co lại đột ngột, dẫn đến co thắt dạ dày, gây chướng bụng, đau dạ dày.
5. Ăn quá nhanh
Nếu ăn lẩu nóng với tốc độ quá nhanh có thể gây bỏng thực quản và niêm mạc miệng, thức ăn nhúng vào lẩu nhiều lần trong bữa ăn có thể chưa chín kỹ cũng là nguyên nhân gây tiêu chảy.
Không những thế, nếu những loại rau nhúng lẩu chưa được rửa kỹ, nguồn gốc không đảm bảo an toàn, có chứa dư lượng thuốc trừ sâu hoặc dư lượng vi khuẩn, hoặc ký sinh trùng trong thịt nhúng tái cũng góp phần tạo ra những nguy cơ lớn cho sức khỏe.
Do đó, bạn cần chú ý việc nhúng thực phẩm khi ăn lẩu và tính đến độ chín vừa đủ của thức ăn, tốt nhất là nên nấu chín kỹ trước khi ăn.
6. Ăn quá nhiều
Vì có nhiều món lẩu đa dạng và nhiều người tụ tập ăn cùng nhau trong thời gian dài hàng nhiều tiếng đồng hồ nên dễ dẫn đến tình trạng vô tìn ăn quá nhiều, quá no.
Đặc biệt, như bạn đã biết, nếu ăn quá no vào bữa tối có thể làm tăng gánh nặng cho dạ dày và đường ruột, gây đầy bụng, tức bụng, khó chịu, thậm chí gây tiêu chảy, buồn nôn, dẫn đến khó ngủ, giảm chất lượng giấc ngủ.
Nên ăn lẩu thế nào cho an toàn?
Ăn lẩu vừa vui vừa thư giãn và là món ăn đa dạng thực phẩm. Chỉ cần bạn tránh những hành vi trên là có thể phòng tránh được những tổn thương có thể gây ra cho đường tiêu hóa, đồng thời ăn lẩu đúng cách cũng rất tốt cho sức khỏe.
Khi ăn lẩu, bạn nên rửa thêm các loại rau củ như khoai tây, củ sen thái sợi, nên kết hợp giữa thịt và rau, tỷ lệ thịt với rau nên là 1: 3 càng tốt.
Ngày nay, có nhiều loại nước canh lẩu như canh cà chua, canh xương, canh nấm… tuy ngon nhưng không phù hợp với người đang bị tăng acid uric máu và bệnh gút. Do vậy, để không làm tăng acid uric và bệnh nặng hơn, những người có bệnh nên hạn chế ăn lẩu và nước lẩu.
Ngoài ra, các loại nước chấm, gia vị chấm cũng là thứ không thể tách rời khi ăn lẩu, việc pha nước chấm cần càng nhạt càng tốt, nên cho ít muối, dầu hào, xì dầu.
Thời gian ăn lẩu không nên quá lâu, vì nước lẩu càng đun lâu càng dễ sinh ra các chất độc hại và gây ra tác hại cho cơ thể càng lớn. Tốt nhất là nên kiểm soát thời gian ăn lẩu trong vòng một giờ.
Theo vtc.vn
Liên kết website
Ý kiến ()