Tất cả chuyên mục
Chủ Nhật, 26/01/2025 17:08 (GMT +7)
5 nguyên tắc vàng phải làm khi ăn lẩu để tránh gây hại sức khỏe
Thứ 3, 07/11/2023 | 14:08:03 [GMT +7] A A
Khoa Nội tiết tại Bệnh viện Đa khoa Singapore khẳng định lẩu là món ăn vừa khoái khẩu vừa tốt cho sức khỏe khi bạn lựa chọn nguyên liệu cẩn thận.
Khi thời tiết chuyển lạnh, món lẩu luôn là sự chọn lựa hàng đầu cho những buổi gặp gỡ gia đình, bạn bè. Tuy nhiên, món ăn quốc dân này lại có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe như đau bụng, tiêu chảy, viêm túi mật do người ăn vẫn chưa biết cách ăn lẩu an toàn.
Hàm lượng natri cao trong nồi lẩu
Hàm lượng natri trong món lẩu thông thường vượt xa lượng muối khuyến nghị hàng ngày.
Theo các chuyên gia từ Khoa Nội tiết, Bệnh viện Đa khoa Singapore (SGH), các nguyên liệu phổ biến trong món lẩu như cá viên, mực viên, thanh cua và thịt viên đều là những thực phẩm chế biến sẵn có hàm lượng natri cao.
Thông thường, 5 phần cá viên và mực viên sẽ sử dụng hơn một nửa lượng natri (2.000mg) và cholesterol (300mg) hàng ngày của bạn. Đáng nói, lượng này chưa bao gồm natri trong nước dùng.
Cẩn thận với chất béo bão hòa trong nước dùng lẩu
Những người yêu thích món lẩu tha hồ lựa chọn khi nhắc đến nước dùng. Chẳng hạn, bạn có món súp cay Trùng Khánh nổi tiếng, súp tom yam Thái trứ danh, súp cay cay Tứ Xuyên, súp bụng thịt lợn thảo dược Trung Quốc và súp kombu dashi (cho món nabe Nhật Bản),...
Nước súp nền vốn đã có muối sẽ trở nên đậm đà hơn bằng cách thêm các lát thịt lợn, thịt gà, thịt bò và nội tạng như gan, thận lợn, lòng bò đã ướp gia vị. Tất cả đều chứa nhiều chất béo bão hòa.
Ngay cả tương ớt được thêm vào súp đôi khi cũng được chiên với dầu ngô, đậu nành, ô liu hoặc dầu hạt cải.
Lời khuyên để món lẩu tốt cho sức khỏe
Theo chuyên gia, bạn nên tuân thủ những quy tắc sau để thưởng thức bữa lẩu lành mạnh mà không gây ợ chua, khó tiêu hay táo bón:
Chọn nước súp nhẹ cho món lẩu của bạn.
Chọn món súp trong hoặc có hương vị nhẹ như súp đậu phụ nấm và bắp cải để có một món lẩu tốt cho sức khỏe. Chỉ mua nước dùng gà hoặc rau có hàm lượng natri thấp để làm nước dùng cho lẩu. Tuyệt đối tránh uống nhiều nước lẩu.
Ăn ít carbohydrate
Tránh thêm bún, cơm hoặc mì vào bữa ăn lẩu. Bạn có nguy cơ tích tụ lượng calo với những carbohydrate tinh chế này.
Thêm nhiều rau củ giàu chất xơ vào nồi lẩu
Bạn nên làm đầy nồi lẩu với những loại rau tốt cho sức khỏe như cà rốt, bắp cải, rau bina, nấm, ớt, súp lơ, cải bruxen và đậu xanh.
Chọn nước chấm nhẹ
Chọn các loại nước chấm nhẹ như ớt tươi cắt miếng với nước tương, tỏi băm, sốt giấm thay vì dầu ớt, tỏi chiên giòn và nước sốt làm từ dầu.
Hạn chế ăn các thực phẩm chế biến sẵn như cá viên, thịt viên, mực nang và thanh cua vì chúng chứa nhiều muối, chất béo bão hòa và chất bảo quản hóa học như natri nitrit được sử dụng để bảo quản hương vị và màu sắc của thịt.
Chú ý hàm lượng nitrit tăng cao trong nước dùng lẩu
Việc đun sôi nước dùng liên tục trong hơn 90 phút có thể làm tăng nồng độ nitrit, vì vậy tốt nhất bạn nên đặt giới hạn thời gian.
Ăn chậm
Bộ não mất khoảng 20 phút để ghi nhận bạn đã no nên hãy ăn chậm và nhai kỹ để tránh ăn quá nhiều.
Ngoài ra, một số loại rau được cho là đại kỵ khi nhúng lẩu, bạn nên biết để đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình.
Khi ăn món lẩu bò, nhiều người truyền tai nhau rằng không nên ăn thịt bò với rau mồng tơi để tránh đau bụng. Lý do là bởi tính chất cả hai loại thực phẩm này khác nhau.
Cụ thể, thịt bò có tính ấm còn rau mồng tơi có tính hàn, vị chua, nếu ăn chung hai thứ này với nhau sẽ làm người ăn khó tiêu, táo bón.
Ngoài ra, các chuyên gia dinh dưỡng còn khuyên các gia đình nên tránh mua những loại rau dễ gây ngộ độc, dị ứng về ăn lẩu như dọc mùng, rau dại, lá môn ngứa…để tránh những tác dụng không mong muốn, thậm chí tử vong nếu cơ thể bị ngộ độc nặng.
Một điều hết sức quan trọng là khi ăn lẩu phải chọn rau có nguồn gốc rõ ràng, tránh ăn phải rau trồng ở môi trường bẩn, sử dụng nhiều thuốc thực vật, thuốc trừ sâu,…
Mua rau về phải rửa sạch, tốt nhất là nên rửa qua với nước muối hoặc dung dịch rửa rau.
Theo giaoducthoidai.vn
Liên kết website
Ý kiến ()