Ngày 2Pi (28/6), cộng đồng Pi Network trở nên sôi động với kỳ vọng tiền ảo có thể được giao dịch sau nhiều năm chờ đợi.
"Mỗi ngày, tôi vẫn vào ứng dụng để điểm danh như một thói quen chứ không còn phấn khích như những năm trước", Thùy Linh (Bình Thuận), chơi tiền ảo Pi từ 2021, nói.
Chị Linh cho biết mình tham gia khi thấy Pi Network rộ lên, sau đó là hàng loạt thông tin từ đội ngũ phát triển rằng blockchain của tiền ảo này sắp vào giai đoạn khởi chạy mạng chính thức (mainnet), tức có thể giao dịch với các tiền số khác. Chị cũng rủ người thân, bạn bè, đồng nghiệp và cả những người xa lạ vào vòng kết nối để tăng số Pi nhận được.
"Hầu hết trong hơn 1.000 tài khoản của vòng kết nối này đã bỏ đi, không còn 'kích tia sét' mỗi ngày. Giờ tôi cũng chỉ bấm điểm danh để cầu may, không kỳ vọng nhiều", chị cho hay.
Pi Network ra đời đầu năm 2019 và rộ lên tại Việt Nam từ 2021. Trong năm đó, đội ngũ phát triển tuyên bố khởi chạy mainnet để người dùng có thể giao dịch. Đến ngày 28/12/2021, nhóm công bố thực hiện mainnet, nhưng thực tế không có bất cứ thay đổi nào ngoài việc bổ sung ví Pi Mainnet.
Sau đó, nhóm tiếp tục trì hoãn bằng cách chia hai giai đoạn "mainnet kín" và "mainet mở". Tuy nhiên, những gì nhóm làm chỉ gói gọn trong việc cho người người tham gia trao đổi với nhau "dựa trên sự đồng thuận", tức tự thỏa thuận về giá Pi.
Trên mạng xã hội, một số người nói đã mua hàng bằng Pi, dù hành vi mua bán bằng tiền ảo không được phép tại Việt Nam. Thậm chí tuần trước, hơn 1.500 người tổ chức offline tại Bắc Ninh để bàn về giá cho Pi.
"Một số món hàng đã được trao đổi tại đây dựa trên sự đồng thuận, nhưng giá trị rất nhỏ. Mọi người định giá Pi tới hàng trăm nghìn USD, nhưng không ai giao dịch món gì quá vài chục USD", một người tham dự sự kiện tiết lộ. "Trong khi đó, mọi người phải tốn gần một triệu đồng cho phí tham dự và mua đồng phục".
Cũng theo người này, hầu hết người tham dự tin Pi sẽ sớm có giá trị, dù không còn kỳ vọng như trước. "Chúng tôi mong đến ngày 28/6, đội ngũ Pi Core Teams sẽ đưa ra điều gì đó mới mẻ", anh nói.
Dự án được đặt tên theo số Pi, nên nhà phát triển thường thực hiện thay đổi quan trọng trong ngày số Pi (14/3) và 2Pi (28/6). Cộng đồng người chơi cũng thường tổ chức các sự kiện liên quan trong hai dịp này.
Một số người đã chuyển sang "đào" Pi bằng cách chạy Node.Pi Node, hay nút mạng Pi, là phần mềm chạy trên máy tính với vai trò tạo và lưu trữ Pi. Không như ứng dụng Pi Network trên smartphone chỉ đóng vai trò đăng ký, đăng nhập, phục hồi tài khoản và mục đích chính là "điểm danh" để nhận Pi, Pi Node còn làm nhiệm vụ xác nhận giao dịch trong hệ thống blockchain của Pi. Một số sẵn sàng bỏ hàng trăm triệu, thậm chíhàng tỷ đồngđể đầu tư.
Theo Ngô Bằng, quản trị viên nhóm Pi Network với gần 200.000 thành viên, so với 2022, dịp 14/3 và 28/6 năm nay kém sôi động trong cộng đồng "Pi thủ", do đội ngũ nhà phát triển gần như không có động thái gì. "Người đang nắm giữ Pi tiếp tục chờ đợi, còn gần như không có người mới tham gia", anh Bằng cho biết.
Dữ liệu từ SimilarWeb cho thấy, lượng truy cậpminepi,website của dự án Pi Network, giảm hơn 60% từ tháng 6/2022 đến tháng 6/2023. Việt Nam đứng thứ hai về lượng truy cập trang web này, sau Mỹ. Còn theo Google Trends, số lượt tìm kiếm nội dung liên quan đến Pi Network tại Việt Nam đã giảm hơn 70% tính từ tháng 1.
Dù giảm quan tâm, Pi Network vẫn đang gây ra tranh cãi trong nhiều cộng đồng tiền số. Phía ủng hộ nói đây là dự án dài hơi, với hàng chục triệu người tham gia nên nhóm phát triển cần tiến hành các giai đoạn một cách thận trọng. Trong khi đó, những người khác tỏ ra thất vọng khi tiền ảo này đã xuất hiện 5 năm nhưng vẫnvô giá trị, còn đội ngũ đứng sau cũng không đưa ra lộ trình xuyên suốt mà thay đổi theo từng giai đoạn.
Cuối năm ngoái, cộng đồng Pi Network như đượcthắp lên hy vọngkhi tiền ảo này xuất hiện trên một số sàn giao dịch. Nhưng trái với kỳ vọng, đồng Pi được niêm yết thực chất do các sàn tự tạo ra theo hình thức ghi nợ IOU (I Owe You). Có nghĩa, sàn sẽ niêm yết một đồng tiền số từ trước để người dùng có thể giao dịch, sau đó sẽ trả bằng đồng thật khi dự án phát hành chính thức.
Theo một chuyên gia về blockchain tại TP HCM, không ít người vẫn tin vào Pi vì cho rằng họ không mất gì, dù phải đánh đổi là tài nguyên điện thoại, nguy cơ mất dữ liệu cá nhân và phải xem quảng cáo. Bên cạnh đó, một số mong Pi có thể có giá nghìn USD như Bitcoin nên "không muốn mất cơ hội".
Giới chuyên giacảnh báo, Pi thiếu tính minh bạch của một dự án blockchain, thậm chí không loại trừ khả năng lừa đảo, có thể được tạo để thu thập thông tin người dùng. Đến nay, Pi vẫn vô giá trị. Ngoài ra, việc giao dịch loại tiền ảo này cũng không được phép vàvi phạm pháp luậttại Việt Nam.
Ý kiến ()