Tỏi: Theo Viện Nghiên cứu Ung thư Mỹ, tỏi là thực phẩm hỗ trợ chống ung thư. Người ăn nhiều tỏi ít có nguy cơ mắc ung thư thực quản, dạ dày và đại trực tràng.
Tép tỏi chứa nhiều loại chất phytochemical như flavonoid, inulin, saponin, allicin. Chúng có thể ngăn cản các chất gây ung thư trong cơ thể hoạt động hoặc ngăn tế bào ung thư nhân lên. Ăn một tép tỏi mỗi ngày có khả năng phòng ung thư.
Tiêu đen: Gia vị này có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa, có khả kiểm soát viêm và giảm tổn thương do gốc tự do gây ra.
Theo nghiên cứu năm 2018 của Viện Công nghệ Ấn Độ Guwahati, piperine - thành phần hoạt chất chính trong hạt tiêu làm giảm tình trạng viêm liên quan đến bệnh mạn tính như ung thư, Alzheimer, viêm khớp, viêm dạ dày, hen suyễn.
Gừng: Nghiên cứu năm 2107 của Trường Đại học Hồng Kông và một số đơn vị, cho thấy chiết xuất metanol của gừng có tác dụng ức chế sự tăng sinh, hình thành khuẩn lạc trong tế bào ung thư vú MDA-MB-231.
Gia vị này còn chứa các thành phần hoạt tính sinh học như gingerol, shogaol có khả năng ức chế tế bào ung thư tăng sinh và di căn.
Nghệ: Nghiên cứu năm 2016 của Trường Đại học Giao thông Thượng Hải (Trung Quốc), cho thấy chất cucurmin trong nghệ có tác dụng ngăn ngừa ung thư vú và chống ung thư nói chung.
Chất này gây ra apoptosis ung thư vú (quá trình chết tế bào theo chương trình trong cơ thể) ngăn tế bào ác tính hình thành. Curcumin cũng hoạt động như phytoestrogen, ức chế cạnh tranh estrogen nội sinh, góp phần ngăn chặn khối u ung thư vú phát triển.
Quế: Theo nghiên cứu công bố năm 2017 của Viện nghiên cứu độc chất Ấn Độ, chiết xuất ethanol của vỏ cây quế có hoạt tính gây chết tế bào và kháng khuẩn trên dòng tế bào ung thư vú MDA-MB-231 ở người.
Chiết xuất này cũng có lợi trong điều trị ung thư vú, chống lại tăng sinh, di chuyển và di căn của các tế bào ác tính.
Ý kiến ()