Nhiều loại hải sản quen thuộc như ngao, sò, tôm, cua… có nguy cơ chứa vi nhựa, gây tác động xấu cho sức khỏe con người.
Vi nhựa là các hạt nhựa nhỏ có kích thước dưới 5mm làm ô nhiễm biển và xâm nhập vào chuỗi thức ăn qua sinh vật biển. Những hạt này xuất phát từ mảnh nhựa lớn bị phân hủy trong đại dương hoặc mỹ phẩm, chất tẩy rửa và một số sản phẩm khác.
Khi ô nhiễm nhựa trong đại dương gia tăng, nhiều loài sinh vật biển sẽ hấp thụ vi nhựa mang theo hóa chất độc hại và chất ô nhiễm hữu cơ bền vững. Khi chúng ta ăn hải sản sẽ dần ngấm các chất gây hại cơ thể.
Dưới đây là các loại hải sản có nguy cơ nhiễm nhiều vi nhựa nhất:
1. Ngao, sò, hàu
Các sinh vật nhuyễn thể trên lọc lượng nước lớn hằng ngày để lấy dinh dưỡng. Trong quá trình đó, chúng vô tình nuốt phải vi nhựa trong môi trường nước. Nghiên cứu của Đại học Hull (Vương quốc Anh) cho thấy nhuyễn thể có thể chứa đến 10,5 hạt vi nhựa mỗi gram mô. Các mẫu nhuyễn thể từ những vùng biển châu Á, nơi ô nhiễm nhựa đặc biệt nghiêm trọng, thường có nồng độ vi nhựa cao nhất.
2. Tôm, cua
Các loài giáp xác như tôm, cua có mức độ nhiễm vi nhựa vừa phải. Mặc dù chúng không phải là loài lọc thức ăn như nhuyễn thể nhưng vẫn có thể nuốt phải vi nhựa từ nước hoặc các sinh vật nhỏ hơn. Một nghiên cứu đăng trên tạp chíKhoa học và Công nghệ Môi trườngghi nhận tôm, cua có thể chứa lượng vi nhựa đáng kể. Trong 1g cua có thể chứa đến 0,3mg vi nhựa.
Vì giáp xác là nguồn thực phẩm quan trọng cho con người và các loài động vật biển khác nên tôm cua nhiễm vi khuẩn có thể là mối quan ngại lớn.
3. Cá nhỏ
Những loại cá nhỏ săn mồi và tiêu thụ các sinh vật nhỏ chứ không lọc nước lấydinh dưỡngnhư loài nhuyễn thể. Tuy nhiên, con mồi của chúng thường chứa vi nhựa.
Nghiên cứu của Đại học Queensland (Australia) chứng minh cá mòi có nồng độ vi nhựa cao, lên tới 2,9mg nhựa mỗi gram mô. Cá mòi thường sống ở vùng biển ven bờ, nơi ô nhiễm nhựa thường cao hơn do sự tồn tại của chất thải công nghiệp, rác nhựa…
Sự biến động khu vực trong ô nhiễm vi nhựa
Mức độ ô nhiễm vi nhựa trong hải sản khác nhau tùy thuộc vào khu vực. Những nơi có mật độ dân số cao, quản lý chất thải kém, gần các hoạt động công nghiệp thường có mức ô nhiễm nhựa cao hơn. Các vùng ven biển là điểm nóng của ô nhiễm vi nhựa vì rác thải nhựa thường xuyên được đưa vào đại dương qua các con sông, cống rãnh và nước mưa.
TÁC HẠI CỦA VI NHỰA
Hệ hô hấp:TheoHealth,hít phải vi nhựa trong không khí có thể gây viêm nhiễm, tổn thương phổi và các vấn đề hô hấp.
Hệ tiêu hóa:Ăn uống thực phẩm hoặc nước chứa vi nhựa có thể gây kích ứng ruột và làm thay đổi hệ vi sinh vật đường ruột, dẫn đến rối loạn tiêu hóa.
Hệ tuần hoàn:Vi nhựa có thể xâm nhập máu, gây nguy cơ bệnh tim mạch như đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim.
Sức khỏe sinh sản:Vi nhựa có liên quan đến chất lượng tinh trùng giảm và rối loạn chức năng buồng trứng.
Hệ nội tiết:Hóa chất trong vi nhựa gây rối loạn hormone, ảnh hưởng đến chuyển hóa và sức khỏe lâu dài.
Ý kiến ()